Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Ca khúc Qua Cơn Mê (Trần Trịnh – Nhật Ngân) – Niềm khát vọng hòa bình

Bài hát “Qua Cơn Mê” được sáng tác vào năm 1971 bởi hai tác giả Trần Trịnh và Nhật Ngân. Hai tác giả mong muốn chiến tranh sớm kết thúc và người lính được trở về, nhân sự kiện sắp ký hiệp định Paris để chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam. Đây là một trong những bài hát phổ biến nhất, được nhiều ca sĩ trình bày cả trước và sau năm 1975.

Nhạc sĩ Nhật Ngân đã chia sẻ về cảm xúc giúp ông viết nên bài hát:
“Tôi cũng như mọi người ở Việt Nam, tôi nghĩ là khi mà hὸa bὶnh đến thì mình coi như qua một cơn mê, mình trở về đi học lại, mình làm mọi thứ cὐa tuổi trẻ mình không làm được vì phải nhập ngũ”

Một mai qua cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, tôi lại về bên em
Ngày gió mưa không còn nên đường dài thật dài
Ta mặc tình rong chơi
Cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xưa, xui một thuở lênh đênh
Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà…

Mời quý vị nghe ca khúc “Qua Cơn Mê” Trình bày: Duy Khánh

Bấm vào để nghe “Qua Cơn Mê” Trình bày: Duy Khánh

Chiến tranh được nhạc sĩ xem như một “cơn mê” dài và u ám, nhưng cơn mê đó sẽ có ngày được thoát ra. Những ngày tháng tăm tối hoang tàn đổ nát sẽ chỉ là những cơn mê lùi sâu vào dĩ vãng, thoát khỏi những ngày khó khăn và bất ổn, để trở về với những ngày yên bình, trở về bên cạnh người mà mình yêu thương.

Ngày đó, không còn “gió mưa” và không có khó khăn nào có thể ngăn cản. Họ sẽ cùng nhau tay trong tay và đi muôn nơi, “sẽ thăm bao nơi xưa”, những nơi mà họ đã cùng nhau “vui một thuở lênh đênh”. Họ sẽ cùng nhau đi “thăm từng người”, “đi thăm từng đường”, “sẽ vô thăm từng nhà”. Đó là niềm hạnh phúc vô tận nằm trong mong ước giản dị, nhưng chứa đựng đầy ắp tình người.

Tình người sau cơn mê vẫn xanh
Dù bao tháng năm đau thương dập vùi
Trường quen vắng bóng mai ta lại về
Cùng theo lũ em học hành như xưa.

Tình yêu quê hương, tình đồng bào vẫn mãi xanh tươi sau cơn mê, dù “dù cho đã trải qua biết bao nhiêu là những “tháng năm đau thương dập vùi”. Hòa bình đã đến, như một giấc mơ, như một phép màu sau bao nhiêu khó khăn và đau khổ. Anh lính sẽ rời xa chiến trường, trở về quê hương, trở lại nơi trường xưa mà anh đã “vắng bóng” trong thời gian dài. Anh sẽ hoàn thành ước mơ học hành chưa hoàn thiện của mình ngày xưa, và sẽ hạnh phúc khi “cùng theo lũ em học hành như xưa”.

Mời quý vị nghe ca khúc “Qua Cơn Mê” Trình bày: Khánh Ly

Bấm vào để nghe “Qua Cơn Mê” Trình bày: Khánh Ly

Rồi đây qua cơn mê, sông cạn lại thành giòng xuôi về ngọt quê hương
Ngày đó tay em dài vun cuộc tình thật đầy, mơ toàn truyện trên mây
Còn tôi như cánh chim sẽ bay đi muôn phương mang về mầm xanh tươi
Khi lá hoa thật nhiều, trái yêu thương đầy cành hái đem cho mọi người

Khi đã qua “cơn mê”, “sông cạn lại thành giòng xuôi về ngọt quê hương”, những ngày tươi đẹp sẽ tự nhiên tràn về như lòng người, mang lại bình yên cho quê nhà. Trong ngày hạnh phúc đó, tình yêu của hai người sẽ dâng trào, tự do để xây dựng những “chuyện trên mây” mà ta thường mơ ước. Không còn buồn phiền, không còn chờ đợi và không còn cô đơn.

Khi thanh bình trở lại, người muốn sẽ “như cánh chim sẽ bay đi muôn phương mang về mầm xanh tươi”. Hạnh phúc đó không chỉ dành riêng cho mình, mà còn được lan tỏa bằng tình yêu thương: “Khi lá hoa thật nhiều, trái yêu thương đầy cành hái đem cho mọi người”.

Khi đã trải qua những muôn vàn khó khăn, hạnh phúc sẽ tự nhiên tràn về, tình yêu sẽ tự do phát triển và thực hiện những ước mơ đáng mơ ước. Bài hát kêu gọi chúng ta không chỉ giữ hạnh phúc cho riêng mình, mà còn lan tỏa yêu thương để chia sẻ với mọi người.