Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Hình ảnh đẹp và nguồn gốc tên gọi Quận Thủ Đức (tỉnh Gia Định) trong thập niên 1960

Dựa trên các di tích và tư liệu còn lại, có thể xác định rằng tên gọi Thủ Đức được lấy từ tên hiệu “Thủ Đức” của ông Tạ Dương Minh hay còn gọi là Tạ Huy. Ông là một người có đóng góp quan trọng cho vùng đất này trong thời kỳ mới khai hoang và lập ấp, khoảng từ năm 1679 đến 1725.

Chợ Thủ Đức

Theo tương truyền, ông Tạ Huy được cho là thủ lĩnh của một nhóm người Hoa “bài Thanh phục Minh” bị nhà Thanh săn đuổi ráo riết nên ông đã lẩn tránh và di cư sang Việt Nam, xin thần phục nhà Nguyễn và tự nguyện trở thành thần dân nước Việt.

Với chính sách “chiêu dân lập ấp” được triều đình triển khai rộng rãi vào lúc bấy giờ, ông Tạ Huy đã được thu nhận. Trong khu vực Linh Chiểu Đông xưa, ông đã cùng với một số cư dân gồm người Việt, người Champa và người Chân Lạp khai khẩn đất hoang, mở rộng hoạt động nông nghiệp và thành lập một cuộc sống mới.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn bán của người dân, ông Tạ Huy đã cho xây dựng một ngôi chợ quan trọng tọa lạc ở vị trí đẹp, thuận tiện cho giao thương trong khu vực này. Ngôi chợ này được gọi là chợ Thủ Đức – một trong những ngôi chợ lớn và sôi động nhất tại Sài Gòn thời kỳ đó.

Đường Nguyễn Tri Phương (nay là Kha Vạn Cân)

Về hành chính, vào thời nhà Nguyễn, vùng đất Thủ Đức ban đầu là huyện Ngãi An của tỉnh Biên Hòa (nay là Đồng Nai). Sau đó vùng này nhập vào tỉnh Gia Định. Trong giai đoạn này, tên gọi vùng đất Thủ Đức được sử dụng rộng rãi trong dân gian.

Sau khi chiếm toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp phân chia lại hành chính khu vực. Ngày 9/10/1868, cái tên Thủ Đức xuất hiện trong văn bản chính thức với việc huyện Ngãi An tách ra lập khu thanh tra độc lập, gọi là khu thanh tra Thủ Đức.

Đến ngày 1/1/1911, tỉnh Gia Định được phân làm 4 quận: Hóc Môn, Thủ Đức (gồm cả quận 2 và quận 9 cũ), Gò Vấp và Nhà Bè. Như vậy, quận Thủ Đức lúc đó có quy mô tương đương TP Thủ Đức hiện tại. Giai đoạn sau, quận này nhiều lần được điều chỉnh địa giới.

Đơn vị hành chính quận Thủ Đức được duy trì đến năm 1975 thì chuyển thành huyện Thủ Đức. Năm 1997, huyện này được giải thể để thành lập quận Thủ Đức, quận 2 và 9. Ngày 9/12/2020, quyết định thành lập TP Thủ Đức được ban hành, có hiệu lực từ 1/1/2021.

Ngày nay, tiền hiền Tạ Dương Minh – người sáng lập vùng đất Thủ Đức – vẫn được người dân tôn kính, thờ phụng. Mộ phần của ông đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2007.

Phần mộ ông Tạ Huy tọa lạc ở phía trước số nhà 19/1, đường số 10, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức.

Một số hình ảnh Thủ Đức thập niên 1960 – 1970:

Ngã 4 Thủ Đức (1961) khi mới xây dựng

Đường xe lửa song song với đường Nguyễn Tri Phương (nay là Kha Vạn Cân)

Hình ảnh chợ Thủ Đức xưa:

Lịch sử chợ Thủ Đức qua những hình ảnh quý giá

Hình ảnh Quân trường Thủ Đức nổi tiếng ở xã Tăng Nhơn Phú:

Hình ảnh Trường Lasan Mossard ở đường Hoàng Diệu – Thủ Đức, được thành lập từ năm 1894. Sau 1975 thành trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Thủ Đức, nay là trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức trên đường Võ Văn Ngân, ở gần chợ Thủ Đức, sát bên nhà thờ Thủ Đức. Đây được xem là trường đẹp nhất trong số các trường Lasan ở Sài Gòn:

Trường Lasan Mossard Thủ Đức

Nhà thờ Thủ Đức

Những hình ảnh của trường trung học kiểu mẫu Thủ Đức, trực thuộc đại học sư phạm Sài Gòn:

Đây là một trong ba trường trung học Kiểu Mẫu đầu tiên tại Việt Nam, ngoài trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế và trường Trung Học Kiểu Mẫu Cần Thơ.

Trường Trung Học Kiểu Mẫu là trường sư phạm thực hành, tạo cho các giáo sinh Đại Học Sư Phạm có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với học đường, học sinh và các đồng nghiệp tương lai.

Trường Trung Học Kiểu Mẫu là trường trung học duy nhất lúc bấy giờ bao gồm cả giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp (nên được gọi là chương trình Giáo Dục Tổng Hợp)

Trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức được khởi công xây dựng ngày 26/05/1963 và hoàn tất ngày 30/03/1964. Người vẽ kiểu trường là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã 1955 và cũng là người vẽ kiểu Dinh Độc Lập

Trường nằm trên một ngọn đồi bên cạnh xa lộ Sài Gòn – Biên Hoà, thuộc xã Linh Xuân Thôn, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Trường gồm một đại giảng đường với 1200 chỗ ngồi, một khu văn phòng và hai dãy lầu với 30 phòng học, 6 phòng thí nghiệm (sinh vật, vật lý, hoá học), một thư viện và văn phòng phẩm, một xưởng công kỹ nghệ đầy đủ dụng cụ cơ xưởng, đồ in và bàn kỹ nghệ hoạ, 3 phòng doanh thương với hơn 40 máy đánh chữ, 8 phòng dành cho kinh tế gia đình, trang bị đầy đủ dụng cụ như máy may, bếp nấu… Đến cuối năm 1971, trường lại xây thêm một câu lạc bộ có thể chứa 500 học sinh

Ngày nay ngôi trường này vẫn còn là khu trung tâm của làng đại học Thủ Đức, một thời là đại học đại cương của Đại Học Quốc Gia. Hầu hết những sinh viên đại học năm 1,2 của các trường Bách Khoa, Khoa Học Tự Nhiên và Khoa Học Xã Hội Nhân Văn đều đã từng ngồi dưới giảng đường của khu trường này.

Hình ảnh xa lộ Sài Gòn – Biên Hoà (nay là xa lộ Hà Nội), hầu hết nằm trên địa phận Thủ Đức. Đây là con đường chính để đi từ Sài Gòn đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, là trục con đường Cái Quan năm xưa: 

Nhà máy xi-măng Hà Tiên trên xa lộ Biên Hoà (nhà máy được thành lập từ năm 1964, nắm giữ thị phần gần như tuyệt đối ở miền Nam)

Phía xa là nhà máy xi-măng Hà Tiên

Nhà máy sản xuất bình ắc quy

Phía trước là nhà máy nước Thủ Đức với tháp điều hoà áp lực nước ở bên trái đường

Nhà máy nước nằm bên cạnh Xa Lộ

Nhà máy nước Thủ Đức cung cấp nước sinh hoạt cho Sài Gòn

Tháp điều áp gần nhà máy nước. Trên đường Phan Thanh Giản ở Sài Gòn (nay là Điện Biên Phủ) cũng có một cái tương tự

Khu vực đi ngang qua quân trường Thủ Đức

Phía xa sau lưng xe tải lớn là đền Tử Sĩ trên đỉnh đồi tại Nghĩa Trang QĐ Biên Hoà

Một vài hình ảnh khác ở Thủ Đức xưa:

Toà hành chánh Quận Thủ Đức

Ga xe lửa Thủ Đức

Ngã 5 chợ Thủ Đức

Đường từ ngã 5 chợ Thủ Đức đi về hướng Tam Hà, đoạn qua rạp hát Đại Lợi